WELLCOME TO MY BLOG

Cho Em-LUCKY BOY & Dung KINDLY

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2009

Lịch sử các Dòng nhạc

1. GIAO HƯỞNG

Giao hưởng là các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm các nhạc cụ chính : bộ dây ( violin, viola, cello,contrabass), bộ gỗ ( sáo, oboe, clarinet, bassoon), kèn đồng ( trumpet, trombone, tuba, fagotte) và bộ gõ ( trống nồi).

Lịch sử:

Thể loại âm nhạc này bắt đầu hình thành từ những năm 30 thế kỷ XVIII, khi các khúc dạo đầu trong các vở opera ngày càng phát triển và mang tính độc lập, từ đó, giao hưởng như một thể loại âm nhạc độc lập đã ra đời.

Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của khí nhạc, trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca, từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc.

Image


Hình thức sáng tác:

Đầu tiên, giao hưởng được sáng tác ở hình thức tổ khúc Sonata gồm 3 chương theo phong cách trường phái Napoli - Ý. Sau đó trong thành phần của tác phẩm giao hưởng có thêm khúc dạo đầu (của chương I) và minuet (một loại vũ điệu) đóng vai trò chương cuối của giao hưởng 3 chương.

Tiếp đó, giao hưởng 4 chương được hình thành, trong đó chương cuối được sáng tác ở hình thức sonata hoặc rondo - sonata. Các chương chậm (chương II hoặc chương III) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với các chương còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thể loại giao hưởng đã có những tác phẩm ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên hoặc chỉ có 2 hoặc thậm chí 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ (symphonie poème).

Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính, có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Beethoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu concerto - symphony).

Image
Beethoven


Ngoài ra, thể loại âm nhạc này còn liên kết với các thể loại khác để tạo nên những tác phẩm mang hình tượng nghệ thuật tổng quát như: giao hưởng chiêu hồn, giao hưởng ballet, giao hưởng thanh xướng kịch v.v... Điều quan trọng nhất trong giao hưởng là sự phát triển và mối liên kết các ý tưởng âm nhạc theo logic kết hợp sự tương phản giữa các chương nhằm tạo nên sự phong phú về hình tượng nghệ thuật và kịch tính âm nhạc sâu sắc.

Nhạc sĩ :

Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Áo Franz Joseph Haydn (F. J Haydn 1732 – 1809), người được mệnh danh là "cha đẻ của giao hưởng".

Image
Franz Joseph Haydn


Nghệ thuật giao hưởng đạt đến đỉnh cao trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển. (Haydn, W. A. Mozart, L. Beethoven).

Image
Mozart


Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll (số 40), C-dur (số 41) của Mozart là sự hiển diện của một năng lực sáng tạo huyền thoại. Giới âm nhạc gọi đó là "Sức mạnh Apôlông", "Sức mạnh quỷ thần", "... vượt lên trên khả năng của con người".

Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số 3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9, Betthoven đã làm nên kỳ tích trong lịch sử giao hưởng và mở ra bước ngoặt phát triển mới cho loại hình nghệ thuật này. Từ giao hưởng của ông, đã hình thành thể loại giao hưởng mang nội dung và tên gọi cụ thể được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX, XX trong sự nghiệp sáng tạo của các thiên tài F.Schubert, P.Tchaicovsky, H.Berlioz,F.Liszt, C.Debussy,S.Prokofiev và D.Shostakovitch v.v...

Image
F. Schubert


Nhạc giao hưởng ở Việt Nam

Nghệ thuật giao hưởng non trẻ có mặt trong dòng nhạc hàn lâm Việt Nam đã cống hiến những tác phẩm đặc sắc như giao hưởng "Quê hương Việt Nam" ( Hoàng Việt), "Đồng khởi" ( Nguyễn Văn Thương), "Trăm sông đổ về biển đông" ( Trần Ngọc Sương),"Rhapsody Việt Nam" ( Đỗ Hồng Quân) v.v...




NHẠC POP

Nhạc Pop là một thể loại của nhạc đương đại và rất phổ biến trong làng nhạc đại chúng (phân biệt với nhạc cổ điển và nhạc folk). Thuật ngữ này không cho biết một cách chính xác về thể loại nhạc hay âm thanh riêng lẻ nào mà nghĩa của nó lại rất khác nhau phụ thuộc vào từng khoảng thời gian trong lịch sử của nó và từng địa điểm khác nhau trên thế giới. Trong làng nhạc đại chúng thì nhạc Pop thường được phân biệt với các thể loại khác nhờ một số đặc điểm về phong cách nghệ thuật như nhịp nhảy hay nhịp phách, những giai điệu đơn giản dễ nghe, cùng với một số đoạn trong bài hát được lặp đi lặp lại. Ca từ trong nhạc Pop thường nói tới tình yêu, xúc cảm và sự nhảy múa. Là loại nhạc phổ biến (popular) hiện nay ở hầu hết các ca khúc như của Celine Dion, Madonna, Frank Sinatra, Brandy...Pop chú trọng nhiều hơn Rock về giai điệu và nhịp điệu, âm thanh cũng mềm hơn. Nhạc pop và rock phát triển nhanh nhất ở nước Anh. Những năm 1960 - 1963 là khoảng thời gian loại nhạc rock and roll được thay thế bằng một tào lưu nhạc trẻ dưới cái tên nhạc pop. Đó cũng là khoảng thời gian mà rất nhiều ca sĩ trở nên nổi tiếng, trong đó có bộ ba ca sĩ nổi tiếng nhất ở Anh là Cliff Richard, Adam Faith và Bill Fury.






2. BALLAD

Nguyên thủy, ballad bắt nguồn từ dòng nhạc countryfolk nổi tiếng vì giai điệu chậm... thong thả (thường được độc tấu "ta và đàn" như piano, guitar or violin). Có lẽ ballad nên tự hào vì chính nó là 1 trong những loại nhạc dùng từ ngữ "sang nhất" - ko hoa mỹ, nhưng đủ để tạo cảm hứng... phê cho người nghe Tuy nhiên, ngày nay ballad đã bị pha trộn bởi nhiều thể loại nhạc khác (rock ballad, ballad opera, folk ballad) nhưng pop ballad vẫn được chú ý nhất.





3. DANCE

Nhạc khiêu vũ (hay còn gọi là nhạc dance, nhạc nhảy) là nhạc thường dùng để nhảy, múa là chính nhưng người ta cũng có thể dùng để nghe, lồng ghép...
Nhạc Dance có thể chia làm khá nhiều loại. Những ban như AQUA, Toy-Box, Cartoons DK,... ko chơi nhạc Dance chính hiệu mà chỉ là Pop Dance. Một ban nhạc dance có thể nói là khá hay là Venga boys. Nhạc Dance chính hiệu thường hát rất ít, có khi là ko hát. Nhạc Dance với âm thanh chủ đạo là âm thanh điện tử với tempo thật nhanh và tiếng trống liên hồi. Một loại nhạc DAnce khá phổ biến hiện nay là Hamster Dance, gần giống với Techno. Hamster Dance có tempo khá nhanh nhưng khó bắt nhịp hơn so với Techno. Techno lại có nhiều loại riêng. Ko phải techno nào cũng có nhịp điệu nhanh và sôi nổi. Đại diện của loại techno khó nghe này là Bjork với những âm thanh đầy ma quái. Nhạc techno hiện đại thì lại thích hợp với những điệu nhảy uốn éo người trong các vũ trường. Đặc biệt, nhạc Dance có một điểm đáng chú ý: mở volume càng lớn thì nghe càng hay và càng cảm thấy bốc!
Nhạc Dance thì chính thức có thể chia làm các loại sau đây:
- Techno
- trance
- house
- drum 'n' bass
- trip hop
- electronica
- industrial
- ambient

HOUSE:


Trong tất cả các hình thức của nhạc nhảy điện tử, có thể nói rằng nhạc House có truyền thống phong phú nhất về các DJ màu mè và các CLB huyền thoại. Âm thanh này phát triển vào cuối thập niên 70 khi những DJ bắt đầu có óc cải cách, lại thông hiểu về kỹ thuật, chạm trán với bối cảnh nhạc disco bình dân của những tay, đa phần là da đen, dân đồng tính ở Chicago và New York. Những DJ đầu tiên như Larry Levan tại Paradise Garage (New York) hoặc Frankie Knuckles tại Warehouse (Chicago) thường cho chơi đi chơi lại (loop) các đoạn solo trống trong các đĩa nhạc disco, nhằm cung cấp nhiều giờ nhạc nhảy liên tục. Nhiều người cho rằng tên "house" xuất phát từ chữ Warehouse là nơi mà loại nhạc này được định hình.
House được nhận diện bằng tiết điệu 4/4 bới tiếng bass đập thật mạnh và đều đặ thường chảy với tốc độ 125 nhịp/phút. Cấu trúc này cho phép được cách tân, do vậy những thể loại khác bắt nguồn từ house luôn được sản sinh. Ở CLB Body and Soul (New York), R'n'B và Soul được pha chế với nhau để tạo ra diva house hoặc garrage house. Trong khi đó lại CLB Twilo, tay DJ người Anh tên Carl Cox lại pha đậm loại nhạc techno vào house để tạo ra tech-house. Nhạc salsa cũng thường được nghe theo cách pha trộn như vậy trong một xuất nhạc Latin-house.
Basement Jaxx là bộ đôi DJ nhạc house, đã phát hành album đầu tay Remedy với hãng đỉa Astralwerks. Trong album này, sự pha trộn âm thanh của flamenco guitar, chất giọng soul và tiếng bassline ầm ĩ thậ lớn đã khiến một số nhà phê bình bốc đồng, buột miệng nói đến thời phục hưng của house. Và trong khi những người tận tuỵ với house, ko hề cạn kiệt hứng thú với thể loại này trong 15 năm qua, lấy làm buồn lòng vì những lời đó ám chỉ rằng "thời của house đã qua rồi". Đĩa này chỉ thực sự tạo được chú ý vừa đủ để đến với các giới thưởng thức mới và bao quát hơn - những fan của dòng nhạc chính thống.
"Bên trong khuôn khổ của thể loại house", Felix Buxton của Basement Jaxx nói, "bạn có thể làm được rất nhiều điều. Có rất nhiều chất nạc xoay quay tempo đó. Như thể quả tim của bạn, nhịp đập của nó ít nhiều là nhịp bước của cơ thể bạn. Chỉ cần tạo ra một cú hích nhẹ, chất nhạc sẽ đến rất tự nhiên vì house là nhịp điệu của tự nhiên. Nếu bạn đã từng nghe nhiều loại nhạc của các CLB ở Châu Phi, bạn cũng nhận thấy đó là loại âm thanh thuần nguyên, nhạc của những cảm xúc nhât thời của con người. House có được kiểu tempo như vậy".
Tóm lại, house có một tempo khá nhanh, tiếng bass và tiếng trống là chủ đạo, là lớn nhất và nghe khá dồn dập. Đó là điểm cơ bản để phân biện được house.
House : là một TL nhạc mang tính chất sôi động, huyền bí kì ảo , bởi những âm thanh đặc trưng trống và bass dồn dập. House chứa đựng những cảm xúc sâu lắng , hoang đường ,u ám...
- Với dòng nhạc đều đều lặp đi lặp lại nhiều lần , có thể chia TL house ra thành 8 kiểu chính như : Progressive house, Tribal house ,Deep house ,Electro house,Funky house ,Latin house ,Pro_tribal house, vocal tribal house.




4. TECHNO

Techno có thể là một thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn vì thực chất nó xuất hiện trước electronica như là một cụm từ tổng quát nói về loại nhạc điện tử, và ngày nay thuật ngữ này vẫn được dùng cho các hiểu này. Nguồn gốc nhạc techno bắt nguồn từ việc tạo ra cấu trúc metallic pop của ban nhạc synthesizer Đức Fraftwerk. Các đĩa cho Kraftwerk sáng tác trong thập niên 70 và 80 đều được các nhà cải cách techno Mỹ trích dẫn như là nguồn cảm hứng của họ. Đặc biệt phải kể đến bộ ba DJ người Detroit trong giữa thập niên 1980 - Juan Atkins, Derrick May và Kevin Saunderson - phát triển và tinh lọc loại giai điệu tổng hợp đã được ban nhạc Đức này dùng để thử nghiệm, chấm phá vào một chút funk và vay mượn thêm từ bối cảnh âm thanh công nghiệp của vùng Detroit.
Ngày nay, hầu hết các Dj đeo đuổi nghiệp techno đèu có liên quan đến loại nhạc có những tiếng đập nghe hối hả và nhịp chuyển tương đối nhanh, được biểu thị bằng những tiếng trống điện nện thình thịch liên tu bất tận. Nếu House là nhạc nhảy để tán dương con người thì techno là thể loại ca ngợi máy móc - "chát chúa", "vô hồn" hoặc "không thương xót" là những từ mà các dj của techno có thể hãnh diện là đã được dành ra để gọi riêng cho những âm thanh của họ. Các biến thái từ vòng lập này đến vòng lập khác nhìn chung ko khác nhau là mấy, nhưng ngược lại, với house hoặc big beat, người ta có thể thấy âm thanh của loại nhạc này biến đổi nhanh chóng, chỉ một thoáng lấy đà là chúng đã đạt đến cường độ mạnh hơn trước rất nhiều. Richie Hawtin, là tên thật của dj Plastikman, người đã mở đường để định nghĩa cho nhạc techno ngày nay. Trong một album của anh, Decks EFX & 909, Hawtin dùng 2 bàn xoay (deck), một số mô đun hiệu ưng đặc biệt (EFX) và dàn trống điện tử Roland 909 để tạo dấu ấn âm thanh riêng cho album của anh trong khi anh guồng chúng thật nhanh. Tuy nhiên trong album phát hành trước đó, Consumed, Hawtin cũng dùng các thiết bị tương tự nhưng lại áp dụng nguyên lý techno ở mức tối thiểu trong các thành phần âm thanh pha trộn. Bằng cách tập trung vào sự tinh tế trong việc cấu trúc và sau đó phá vỡ cấu trúc các âm thanh, anh tạo ra được loại nhạc lan tỏa ra xung quanh một cách nhịp nhàng, khó nhận thấy. Hawtin nói "Một khi bạn đã du hồn vào đó, lắng nghe nó một hoặc hai lần, và rồi thêm lần thứ 3 hoặc thứ 4, mỗi lần bạn sẽ chợt nhận ra được những điều nhỏ nhặt trong nó".
Tóm lại, techno là một loại nhạc được làm bằng điện tử, máy móc từ A đến Z, nghe rất dễ phân biệt những âm thanh điện tử, thường có những tiếng "chíu chíu" như trong các trò chơi video game.

TRANCE:
Trance về cơ bản là House, đôi khi còn được nhắc tới dưới cái tên epic hay progessive house, nhưng nhấn mạnh vào tiếy điệu mê hoặc và giai điệu đẹp. Các sáng tác trance đều tiên tiến hóa từ bối cảnh "rave" và house trong thập niên 90, nhưng giai điệu gợi nhớ của chúng lại từ một nguồn khác, đó là synth-pop giữa thập niên 80 của các nhón như New Order. THử lắng nghe ca khúc Blue Monday của New Order và bạn sẽ nghe được cách sử dụng giai điệu điện tử siêu thoát tương tự. DJ hàng đầu của Trance kiêm nhà sản xuất Paul Van Dyk, thừa nhận là anh đã chịu ảnh hưởng từ New Order.
Sasha, một tay DJ nhạc trance, cùng với John Digweed đóng đô tại Twilo (Manhattan), biểu diễn một suất kéo dài 8 tiếng đồng hồ vào đêm thứ 6 cuối cùng của mỗi tháng. "Nó là loại nhạc rất du dương, rất sảng khoái, rất mơ màng", Sasha giải thích, "Nhưng nó cũng mãnh liệt và có những giây phút vô cùng dữ dội, chuyển từ sáng sang tối, từ cứng sang mềm".
Khi anh chơi, Sasha tạo ra và lại hủy cấu trúc của tempo - tăng cao hoặc giảm thấp mức độ năng lượng của một party - có đến hàng chục lần như vậy trong một đêm. "Khi John và tôi bắt đầu trình diễn âm thanh này cách đây vài năm, nó được gán cho là nhạc epic house của Anh. Loại nhạc này tạo ra một ko gian âm thanh rất điện ảnh, với mức chất lượng gần như vậy. Nhiều đĩa Trance có vẻ như là chỉ có một dj duy nhất phô diễn tài nghệ của mình dù rằng còn nhiều dj khác nữa. Bạn có khúc intro, khúc build-up, khúc breakdown rồi lại một đoạn khác nữa". Chất lượng âm thanh như trong điện ảnh có tác động rất lớn đối với hệ thống âm thanh trầm đục ngân vang trong các CLB lớn. Sasha nói chiều dài của một suất dj maraton của anh cũng là vấn đề quan trọng. "Chính việc pha chế âm thanh kéo dài 5, 6 tiếng, thậm chí có thể lâu hơn, đã cuốn hút bạn. Bạn có thể trộn chung một đống đĩa house với nhau và tạo ra một âm thanh có chất lượng tương đương như trance. Đó là những gì tôi và John tìm kiếm trong đĩa của mình - những âm thanh mê hoặc làm bạn ko dứt ra được".
Nói chung, nhạc Trance về cơ bản vẫn là house, nhưng giai điệu được chú trọng hơn và thường dài hơn.


BIG BEAT:
Big Beat, hoặc rave 'n' roll, là phong cách chọn lựa của các nghệ sĩ bán chạy hàng đầu như The Chemical Brothers và Fat Boy Slim. Loại nhạc này đã minh chứng rằng hình thức nhạc điện tử được các fan của dòng nhạc Pop tìm đến nhiều nhất. Big Beat chủ yếu được tạo ra bằng các sample và synthesizer giống nhau như là một hình thái khác của nhạc điện tử, nhưng các nghệ sĩ big beat có khuynh hướng vay mượn nhiều từ cách cấu trúc và tính đa cảm của ca khúc trong pop music. Các ca khúc thường dễ nhận thấy rõ đâu là phần mở đầu, thân bài và kết thúc. Chúng sẽ thường tập trung vào những đoạn nhấn mạnh - hook hoặc riff - thật đặc sắc.
Ban nhạc The Chemical Brothers - Tom Rowlands và Ed Simons - được biết là đã phát triển âm thanh big beat từ khoảng đầu cho đến giữa thập niên 90 tại Anh. Họ là một nhóm nhạc vô danh khi bắt đầu lập nghiệp, chơi trong các CLB nhỏ và những rave trên các cánh đồng và các nhà kho, kết hợp các yếu tố house, hip hop và rock để tạo cho nhóm một thanh âm hoàn toàn mới. Ngày nay họ đã bán hàng triệu album trên khắp thế giới và thậm chí còn nhận được giải Trình Diễn Nhạc Cụ Rock Hay Nhất của Grammy 1998 qua ca khúc Block Rockin' Beats.
"Thật khó nghĩ những thành phần nào của rock thực sự có trong Block Rockin' Beats", Rowland nói. "Chẳng có chút xíu rock nào cả, ko guitar, ko ca sĩ, tuy nhiên có ngừơi sẽ nghe thấy trong âm thanh đó có một tinh thần hoặc cái gì đó lơi lả hay đầy sức sống hoặc cũng có thể nhắc cho họ nhớ đến rock."
"Khi chúng tôi biểu diễn ở Woodstock, ko có gì giống như những điều chúng tôi thường làm trên các sân khấu lớn. Và khi chúng tôi xuất hiện, cho dù đó là một hình thái hoàn toàn khác những gì người ta đang làm, mọi người thấy rõ thực tế là ko có ca sĩ và ko có nhạc sĩ guitar, và cũng ko có một biểu tượng âm nhạc cụ thể nào diễn ra trước mắt họ. Họ nghe tiếng trống nhưg ko thấy ai đánh trống. Trong một lúc, họ như bị trời trồng, ko ai hiểu hổi hiện tượng này."
CHính vì vậy mà Big Beat còn thường được gọi là Rock điện tử, nhịp điệu khá nhanh, tiếng guitar và tiếng trống làm bằng máy móc nghe khá chói tai.

DRUM 'N' BASS
Drum 'n' Bass là đứa con âm nhạc của reggae, hip hop và techno thời kỳ đầu. Loại nhạc này tiến hoá từ bối cảnh rave và techno của Anh vào đầu thập niên 90, trước khi đúc kết thành hình thức đang có bây giờ - breakbeats tăng nhanh (skitish, percussive patterns) chạy ở tốc độ 165 nhịp/phút, với âm thanh basslines nhộn nhạo, chậm còn phân nửa, nghe như tiếng kèn báo sương mù vang lên thăm thẳm bên dưới bề mặt của loại nhạc này.
Dj Krust người Bristol (Anh) là một trong những nhà sản xuất drum 'n' bass quan trọng nhất thời bấy giờ. ANh cộng tác với Roni Size như một phần của Reprazent trong album năm 1997, New Forms (hãng Mercury) và cũng đã phát hành album solo đầu tay của mình Coded Language. "Drum 'n' bass là loại nhạc có breakbeat mạnh mẽ dứt khoát", anh trả lời khi được yêu cầu định nghĩa âm thanh này, "nó nặng hơn house và techno một chút. Chúng ta có nhiều điểm đối chiếu khác nhau, từ hip hop đên reggae và funk".
Một dj có thể (và đôi khi thực hiện) trộn một đĩa house, một đĩa techno vào một đĩa trance, khi chúng có thể tình cờ cùng một tempo. Nhưng drum 'n' bass thường bắt đầu khởi động với một nhịp độ quá năng nổ đến mức ko thề hoà trộn với bất cứ thể loại nào khác ngoài chính nó. Do đó, thể loại con này đã phát triển thành một bối cảnh riêng biệt, bầu ko khí và tính thẩm mĩ gắn bó chặt chẽ với nhạc hip hop và nhiều hơn bất kỳ bối cảnh âm nhạc điện tử nào khác. Trong các CLB hoặc các rave, drum 'n' bass thường có một sân khấu trình diễn riêng cho nó, nếu ko có được một CLB hoặc party riêng biệt hoàn toàn.
Từ khi được ra mắt, drum 'n' bass đã vỡ thành một số nhánh riêng của nó, bao gồm tech-step rời rạc, chịu ảnh hưởng techno và jump-up thật đậm tiếng bass, nổi tiếng vì những sample hip hop của nó.
"Có quá nhiều nhánh khác nhau đến nỗi nó kéo theo nhiều giới thưởng thức khác nhau ở mọi nơi", Krust giải thích. "Bạn có phong cách êm ả của Bukem, có phối âm soạn cho đàn dây của Goldie, và rồi bạn có những chuỗi vị chất lai của tôi. Kế đó bạn có những gì mang chất jazz của Reprazent, và jump up từ Aphrodite. Đó là 5 phong cách khác nhau, làm sao bạn có thể ko thích nó được cơ chứ!".

Dance và Electronica, mọi người thường gộp chung 2 thể loại này làm 1 dưới cái tên: Nhạc Dance! Nhưng thật ra, ta có thể chia Dance và Electronica ra làm 2 phong cách khác nhau!
Xét về Dance, hình thức của nhạc Dance rất đa dạng, từ disco cho đến hiphop. Trong lịch sử âm nhạc đại chúng, nhạc Dance đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, và đến giữa những năm 70 thì thể loại này đã thực sự tìm được một chỗ đứng riêng bên cạnh các thể loại nhạc phổ biến khác. Những giai đoạn chuyển tiếp từ thể loại R'n'B của thập niên 50 sang nhạc Soul và rồi Funk và cuối cùng là thể loại Dance Pop trong những năm 90 cho thấy nhạc Dance được hình thành trong thời kỳ nhạc Soul biến đổi thành nhạc khiêu vũ (disco) và toàn bộ các CLB đều chú trọng đến phong trào này. Vào những năm cuối thập niên 70, tất cả các CLB khiêu vũ đều chơi nhạc disco, nhưng sau đó disco được biến thể thành nhièu thể loại khác nhau và tất cả đều được gọi chung bằng một từ rất hấp dẫn: dance - nhạc nhảy, dù đó là dance pop, hip hop, house, techno hay bất cừ điệu nhạc biến thể nào. Điểm chung nhất của các biến thể này là sự nhấn mạnh về tiết tấu và sự phối nhịp luôn là điều quan trọng trước tiên phải quan tâm đến.
Các album tiêu biểu như MTV Party To Go Vol. 8 (1995), You Can Dance của Madonna (1987), Blue Lines của Massive Attack (1991),...


Dance là thể loại nhạc phổ biến nhất và cũng là TL nhạc đầu tiên Dj có thễ sử dụng ...dance mang một phong cách trẽ trung , tiết tấu nhẹ nhàng , tươi ,..sử dụng nhiều nhạc cụ đơn giãn ko mang nhiều tính chất điện tử như những TL khác .
Có thể chia dance ra thành 4 kiểu chính như :Disco dance,Dance tech,Dance house,Ero Dance.
Techno dacne , Ero dance, Vocal trance ... gần giống nhau . cần phải nghe kỹ nhiều lần mới phân biệt đc . cả Pro house và Pro trance cũng vậY






5. ROCK

Nhạc Rock là một thể loại âm nhạc thường được trình diễn bởi các nhạc cụ chính như guitar, guitar bass và trống, ngoài ra còn có các nhạc cụ bộ phím và bộ hơi (như saxophone, trumpet, trombone...). Rất khó định nghĩa chính xác nhạc rock cũng như các dòng nhánh của nó. (Có thể biết thêm Rockband ở đây http://nhacrockonline.com/Home/page.php?16)

Rock'N' Roll, do Elvis Presley khai sinh từ thập kỷ 50.( http://www.elvis.com) Dựa trên tiết tấu của ca ba loại nhạc trước đó (Blues, Jazz, Country) nhưng Rock lại có tiết tấu mạnh và nhanh, thường sử dụng các loại nhạc cụ điện tử. Rock chú ý tới hiệu ứng âm thanh của các nhạc cụ hơn là giọng hát. "Folk rock" (rock dân ca) là loại rock nhẹ giống như "slow-rock", "soft-rock"... "Hard rock" là loại Rock nặng với tiết tấu dữ dội và âm thanh cực lớn, chát chúa. Cùng thể loại này là "heavy rock", "heavy metal".

Tất cả những ban nhạc nổi tiếng thập kỷ 60 đều bắt đầu bằng nhạc rock and roll. Đó là Beatles (http://www.beatlesagain.com/ ), Rolling Stones, The Kinds, The Who, Manfred Mann, The Animals. Trong thời gian này, nơi bùng nổ nhạc trẻ một cách mạnh mẽ nhất là Liverpool. Tại thành phố này xuất hiện rất nhiều "câu lạc bộ" dạng đó lần đầu tiên có một ban nhạc tên là The Quarryman biểu diễn. Sau đó, ban nhạc đổi tên là Sliver Beatles rồi trở thành The Beatles. Có thể kể ra những nhạc phẩm ban đầu của The Beatles mang đầy hơi hướng rock and roll như "Be Bop A-Lulla", "Kansas City", "Sweet Little Sixteen", "Matchbox"... Vào thời kỳ này, xuất hiện một ban nhạc cũng rất nổi tiếng, cạnh tranh củng Beatles trong nhiều năm ròng. Đó là Rolling Stones với những ca khúc Rythm and Blues mạnh mẽ. Các thành viên ban nhạc này xuất thân từ khu phố lao động Richmond (London - Anh). Họ thường biểu diễn nhạc Blues và Rythm and Blues tại các quán rượu trong vùng vào các chiều thứ bảy. Năm 1963, Andrew Loog Oldham, một ông bầu âm nhạc 19 tuổi, đã phát hiện ra tài nghệ tuyệt vời của họ. Nhưng lúc bấy giờ, cả Oldham lẫn ban nhạc Rolling Stones không có tiền may quần áo biểu diễn. Bởi vậy họ lên sân khấu trong trang phục thường ngày. Không ngờ điều này lại gây ấn tượng khác thường đối với khán giả. Trong lúc biểu diễn, Rolling Stones cũng chối bỏ hoàn toàn kiểu dáng, phong cách của các ban nhạc khác. Cũng cần nhắc đến một ban nhạc đặc biệt. Đó là ban nhạc The Animals (cũng của nước Anh) chuyên chơi loại nhạc hỗn hợp của rock and roll, blues và pop. Lúc ban đầu, ban nhạc mang tên Alan Price Combo. Sau này, khán giả gọi họ là The Animals (những con thú) bởi phong cách biểu diễn khá cuồng nhiệt và bởi âm nhạc của họ rất sôi động. Một trong những nhạc phẩm thành công nhất của The Animals là "The House Of The Rising Sun". Năm 1964, bài hát này làm sôi động không chỉ nước Anh mà cả nước Mỹ - nơi mà khán thính giả thuộc loại "không dễ tính". Lời bài hát có thể tìm thấy ở đây (http://home.swipnet.se/capotasto/lyrics1/h..._rising_sun.htm )(http://home.swipnet.se/capotasto/lyrics1/house_of_the_rising_sun.htm).





6. Country


Nhạc country là loại nhạc đặc trưng của người Mỹ, xuất hiện từ những năm 1920 ở miền Bắc nước Mỹ, có nguồn gốc từ nhạc folk, celtic, blues, gospel… Đề tài của các ca khúc nhạc country thường là cuộc đời của các anh chàng cao bồi trên lưng ngựa (ngờ rằng bài hát của Lucky Luke cũng là nhạc country thứ thiệt), những người bị mất người yêu, nhà cửa (nói chung là những người khốn khổ hỉ)…
Những nhạc cụ thuận tiện cho việc lãng du dĩ nhiên sẽ được sử dụng để chơi nhạc country. Đó là âm thanh du dương của harmonica, tiếng bập bùng của guitar. Những bản country sau này còn sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau khiến nhạc country phát triển ngày càng phong phú
Ba nghệ sĩ thiên tài được coi là khai sinh ra dòng nhạc country chính là Jimmy Rodgers, The Carter Family và Vernon Dalhart.

Image
Jimmy Rodgers

Vernon Dalhart được coi là người đầu tiên đem nhạc country đến với đông đảo khán giả qua một thành tựu mới vào những năm đó, máy hát dĩa. Ông cũng là nghệ sĩ country đầu tiên đạt được một triệu bản. Tuy nhiên, sau đó sự nghiệp của Dalhart ngày càng giảm sút và ông đã chết ở một khách sạn vào năm 1948 với tư cách là một thư ký bán thời gian.
Trước thành công của Dalhart, các hãng dĩa đưa các chuyên viên tìm kiếm tài năng mở rộng xuống miền Nam. Ralph Peer, một nhân viên của hãng dĩa Victor, đã đào trúng "mỏ vàng" khi phát hiện cả Jimmy Rodgers và The Carters. Vài ngày sau, những người này đã được thu dĩa nhạc đầu tiên của họ, một việc làm mà Johnny Cash đã đánh giá là sự kiện trọng đại nhất của nền âm nhạc Country.
Jimmy Rodgers đã phối hợp những giai điệu nhạc Blues, Yodels, Folk để hát về những kẻ nghiện rượu, những người công nhân làm việc khốn khổ và những kẻ rong chơi phiêu lãng. Trong khi đó The Carters hát về quê hương, thượng đế, những người mẹ, gia đình và niềm tin. Âm nhạc của họ có ảnh hưởng rất lớn với các nghệ sĩ country sau này
Những năm 1930 là thời kỳ huy hoàng của các chàng cao bồi thích ca hát.
Bob Wills đã sưu tập những âm thanh của violon, trống và tiếng guitar khuếch đại và phổ nhạc cho chúng. Điều đó đã giúp Wills trở thành ông vua cua vũ điệu miền Tây.

Image
Bob Wills

Trong khi đó, Gene Autry với chú ngựa chiến Champion, hai cây súng lục và những giai điệu phóng khoáng, ngôn từ và cách hoà âm cao vút thể hiện cuộc sống tự do và không gian khoáng đạt, là chàng lãng du qua những thước phim và chương trình radio Melody Ranch, đã trở thành ca sĩ nhạc cao bồi số 1 một thời của Mỹ.
Ở vùng đất Arkansas lại xuất hiện nghệ sĩ nữ đầu tiên thành công rực rỡ với nhạc country: Patsy Montana. Với bản hit I want to be a cowboy’s sweetheart đạt hơn một triệu bản, cô đã tạo ấn tượng là một cowgirl - nữ cowboy biết hát và là người phụ nữ hát nhạc country thành công nhất thời kỳ này.

Image
Patsy Montana

Các thập niên 1940 và 1950 chứng kiến sự ra đời và phát triển của nhiều dòng country quan trọng.
Đầu tiên, phải kể đến sự ra đời của dòng Bluegrass, một dòng nhạc với nhịp điệu dồn dập, hòa âm cao, tiếng đàn violon khó hiểu và tiếng đàn mandolin hối hả. Sau này, nhạc bluegrass còn pha trộn cả những âm thanh của cây đàn banjo. Công đầu phải kể đến Bill Monroe và ban nhạc The Blue Grass Boys, sau này đã được lấy làm đặt tên cho một thể loại nhạc.
Thời kỳ này còn ghi nhận sự ra đời của dòng nhạc Jazz-Swing và lối hát tự sự. Có thể kể tên vài nhân vật nổi bật: Benny Goodman, Glenn Miller.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, honky-tonk lại trở thành thể loại nhạc country chiếm ưu thế. Loại nhạc được chơi trong những hộp đêm rẻ tiền đã phản ánh cuộc sống khắc nghiệt, khó khăn lúc bấy giờ của giới công nhân cổ xanh. Những nghệ sĩ nổi tiếng của phong cách này, điển hình là Hank Williams, đã kết hợp những âm thanh mạnh mẽ của guitar dây thép và tiếng fiddle tạo nên loại nhạc có nhịp tự do và âm thanh huyên náo.
Nhạc rock and roll của The Beatles hay Elvis cũng có nguồn gốc từ nhạc country. Trước tình hình người da đen chỉ nghe nhạc R&B và người da trắng chỉ nghe nhạc country, các nhà sản xuất đã kết hợp R&B và country tạo thành một thể loại nhạc có tiết tấu nhanh, nhấn vào những ca từ có nhịp điệu, tạo thành thể loại rockabilly, tiền thân của nhạc rock and roll sau này. Bill Haley, Bill Flagg và cả Elvis Presley chính là đại diện tiêu biểu của dòng nhạc này.
Không thể không nhắc đến thành phố Nashville, nơi được mệnh danh là “Thành phố quê hương của nhạc đồng quê”. Vùng đất này đã là nơi ươm mầm và phát triển cho những nghệ sĩ country xuất sắc nhất thời kỳ này. Đài phát thanh Grand Ole Opry của Nashville, chuyên phát nhạc country vào tối thứ bảy hàng tuần chính là đài radio cổ nhất còn tồn tại ở Mỹ. Đây cũng là nơi anh tài country khắp nơi về hội tụ
Đầu tiên, phải kể đến Ernst Tubb, người hát rong ở Texas, nổi tiếng với bản hit Walking the floor over you vào năm 1941. Năm 1943, ông đã tới Nashville và giới thiệu tới thính giả của Grand Ole Opry những âm thanh guitar dây thép và guitar điện đặc trưng của mình.
Một ngôi sao khác của Nashville chính là Jim Reeves, một ca sĩ có chất giọng êm dịu rất hợp với những bản pop ballad, nhưng con đường ông chọn chính là nhạc country. Xuất thân là phát thanh viên của chương trình Tối thứ bảy ở Hayride, trong một buổi tối năm 1952, khi ca sĩ chính Hank Williams trễ hẹn, ông đã được mời hát thế. Nay sau buổi diễn, hãng đĩa Abbott đã ký hợp đồng với ông, mở ra một chương mới trong cuộc đời Jim. Từ đó, Jim liên tục có nhiều hit chinh phục cả thị trường Bắc Mỹ như Guilty hay Welcme to my world. Đáng tiếc là ông đã qua đời năm 1964 trong một tai nạn máy bay, ngay giữa đỉnh cao sự nghiệp.

Image
Jim Reeves

Nhưng ngôi sao của đài Grand Ole Opry và cũng là nghệ sĩ country vĩ đại nhất những năm 1940 chính là Roy Acuff. Ông thường xuyên có những buổi trình diễn với lượng khán giả lớn hơn 15.000 người. Tương truyền rằng, Roy Acuff cùng với Babe Ruth và Roosevelt là ba người Mỹ nổi tiếng nhất trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II.

Image
Roy Acuff

Ngoài ra, có thể kể tên những người đã tạo nên tên tuổi của Nashville như Kitty Wells, Webb Pierces, Little Jimmy Dickens, The Louvin Brothers,… cũng như những nghệ sĩ đến từ Canada như The Wilf Carter hay Hank Snow. Mỗi người đều có một phong cách riêng và đặc trưng của mình.
Kitty Wells được mệnh danh là nữ hoàng nhạc country với hàng loạt các bài hit. Năm 1991, bà nhận giải Grammy thành tựu trọn đời nhưng tới năm 2001, huyền thoại âm nhạc này mới chính thức giã từ sự nghiệp bằng một buổi biểu diễn cuối cùng tại Nashville.
Webb Pierces là người thường hát chung với Kitty Wells vào những năm huy hoàng sự nghiệp của cả hai tại Nashville. Ông cũng được trao giải thành tựu trọn đời vào năm 2001, mười năm sau khi mất.
Louvin Brothers lại là một country band theo phong cách gospel ở Nashville. Một điều thú vị là album tưởng niệm anh em nhà Louvin Livin, Lovin, Losin: The Song of the Louvin Brothers đã đoạt giải Grammy cho album nhạc country xuất sắc nhất năm 2004.
Các nghệ sĩ đến từ Canada cũng đã đem một làn gió mới cho country lúc bấy giờ. Wilf Carter với những bản nhạc cowboy, Hank Snow với sự thay đổi từ tone nam cao xuống tone nam trung đã đem lại cho bài hit I’m Movin’ On hơn nửa năm ngự trị vị trí cao nhất trên bảng xếp hạng nhạc country.
Nashville đã trở thành một đế chế riêng với hàng loạt nghệ sĩ country đã đi vào lịch sử. Tới những năm 1960, tại Nashville chứ không đâu khác, nhạc country đã trở thành một nền công nghiệp trị giá hàng triệu đô la. Nơi đây đã trở thành trung tâm giải trí thứ hai của Mỹ sau Hollywood, và dù sau này lịch sử có đổi thay thế nào, trong tâm hồn của mỗi người nghệ sỹ country đều có niềm thôi thúc: Cowboy, take me to Nashville.

Nashville không phải là tất cả khi một bộ phận nghệ sĩ chống lại xu hướng thương mại hóa nhạc country trong những âm thanh ngọt ngàoNhững kẻ chống đối cho rằng nhạc country không thể chỉ dừng lại với “những giai điệu cũ, với fiddle và guitar…” (Waylon Jennings). Đó chính là nguyên nhân ra đời của country rock và outlaw.

Image
Gram Parsons

Country rock bắt nguồn từ California, do Gram Parsons khởi xướng từ cuối những năm 1960, tiếp nối bởi The Byrds, Flying Burrito Brothers và sau này là The Eagles và Emmylou Harris, đã đưa những âm thanh hippy, chạm đến bản chất con người của nhạc rock vào nhạc country. Những chủ đề country truyền thống như nỗi nhớ quê hương hoặc nỗi đau thất tình được đưa vào nhịp điệu của rock.
Bang Texas thì lại sản sinh ra những “kẻ chống đối” như Willie Nelson, Waylon Jennings, Butch Hancock, Jimmie Dale Gilmore…của thể loại outlaw. Đây là cách tiếp cận âm nhạc không kiểu cách, đến với bản chất của nhạc country trước khi nó chạy theo thõa mãn thị hiếu đại chúng. Thể loại nhạc này không chỉ lôi cuốn những fan nhạc country trung thành mà còn gây nên tiếng vang lớn trên các đài phát thanh và trong các ký túc xá đại học.
Cũng tại California, đã ra đời một phong cách chống lại phong cách Nashville, đó chính là phong cách Bakersfield, được phát triển bởi những tên tuổi như Buck Owens, Merle Haggard, Dwight Yoakam và dựa trên con đường vạch ra của huyền thoại The Maddox Brothers and Rose. Họ đã pha trộn và chắt lọc lại từ nhạc country cổ xưa, những điệu swing hoang dã và cả 1 chút gospel. Tất cả đã tràn ngập những sàn nhảy và quán rượu rẻ tiền vào những năm 60 và đã thay thế hoàn toàn phong cách Nashville vào thời gian đó.
Nashville đã biến mất, một đế chế mới, đế chế Bakersville ra đời dưới sự lãnh đạo của Merle Haggard. Những band như Muleskinner hay Old and in the Way đã cải tiến nhạc bluegrass và phát minh ra một dòng nhạc mới lấy tên là newgrass. Mặc dù chưa bao giờ được vinh danh trong dòng chảy chính của nhạc country, newgrass đã trở thành một phần không thể thiếu của lịch sử country.


Trong khi đó, một số nghệ sĩ, trong đó có Alison Krauss, đã đạt được thành tựu rực rỡ khi quay trở lại lối hát truyền thống của nhạc country. Nhờ đó, hàng loạt festival nhạc folk như Newport Folk Festival ra đời nhằm tôn vinh những giá trị cũ
Tới những năm 1970 và 1980, trước sự bành trướng của rock gây không ít khó khăn cho các nghệ sĩ country, các nghệ sĩ country đã có những bước lột xác và đạt được thành công rực rỡ ở cả 3 thể loại mới mẻ: country rock, country pop và neotraditional country
Bob Dylan là một người có thể vừa sáng tác vừa hát, đặc biệt, Bob còn là một nhà thơ. Do đó những lời lẽ trong các ca khúc của Bob Dylan đều rất chau chuốt lãng mạn. Lời nhạc của Bob Dylan chịu ảnh hưởng của tình hình chính trị-xã hội lúc bấy giờ (phong trào phản chiến sôi động lúc bấy giờ - Bob Dylan là một người rất tích cực trong phong trào phản chiến), và mang cả âm hưởng triết lý và thi vị, khác hẳn với xu hướng nhạc pop lúc bấy giờ và có ảnh hưởng rộng tới trào lưu counterculture lúc ấy.

Image
Bob Dylan

Những album đầu tay của Bob mang phong cách folk, blues pha trộn với gospel. Với bài hit Blowin’ in the wind trong album Freewheelin’ với nội dung phản kháng lại chế độ xã hội lúc bấy giờ đã làm nên tên tuổi Bob Dylan. Album John Wesley Harding (1967) là album đầu tiên của Bob Dylan mang những giai điệu của folk-rock, một thể loại rất gần với country rock. Nhưng mãi tới album Nashville Skyline (1969), Bob Dylan chứng tỏ mình là một nghệ sỹ country thực thụ với những âm thanh Nashville đặc trưng, giọng hát êm dịu, một bài hát chung với Johny Cash và bản hit Lay Lady Lay. Sau này, Bob Dylan còn có một tuyệt phẩm khác, Knockin’ on the Heaven Door, bài hát này trở thành một trong những bài hát được cover nhiều nhất của lịch sử âm nhạc.
Sự nghiệp của Neil Young bắt đầu trong band Buffalo Springfield, một band nhạc chơi khá phức tạp khi pha lẫn cả country, folk, psychedelia và rock. Sau khi ra được 3 album, ban nhạc đã tan rã để mở ra sự nghiệp solo đối với Neil Young. Giai đoạn đầu trong sự nghiệp solo của Neil Young gắn bó với nhạc rock, tới mãi những năm 1985 ông mới quay trở lại cội nguồn country. Những album như Landing on Water (1986) hay Harvest Moon (1992) là dấu son trong sự nghiệp country của Neil Young.
Ban nhạc The Byrds, chịu ảnh hưởng của cả Bob Dyaln và The Beatles, đã chơi qua nhiều thể loại rock khác nhau như folk rock, raga rock, psychedelic rock, jangle rock… nhưng vào năm 1968 cũng đã tung ra một album Sweetheart of the Rodeo, 1 album country rock thật sự. Dù không thành công trong bảng xếp hạng (chỉ xếp hạng 77 của Mỹ) nhưng album đã chứa đựng những giai điệu cổ điển như trong Hickory Wind của Parsons, vài giai điệu của Bob Dylan trong The Basement Taps, và cả những bài hát rất khác của The Louvin Brothers (The Chirstian Life). Album này vẫn thường được trích dẫn như album nhạc country-rock đầu tiên hay album country đầu tiên được chơi bởi 1 band nhạc rock. Ban nhạc tan rã vào năm 1973.

Image
The Eagles

The Eagles, ban nhạc nổi tiếng với bài Hotel California cũng đã từng có 1 thời chơi nhạc country. Khi mới thành lập âm nhạc của họ là một sự pha trộn giữa những bản phối bluegrass và cách hòa âm của California surf rock, chuyên trị những bản ballad nhẹ nhàng, những bài country không thể mượt mà hơn và những bài pop-rock. Những ca khúc của band trong thời kì này đa phần các sáng tác của Gram Parsons, Jackson Browne, J.D. Souther và Warren Zeon.
Với những sáng tác giai đoạn đầu đó, The Eagles đã mang những âm thanh rất đặc trưng của country rock miền Nam California. Trong những album sau, The Eagles đã dần từ bỏ những âm thanh bluegrass và chú trọng hơn vào con đường rock. Tuy nhiên 2 album đầu của The Eagles, Eagles và Desperado, đã trở thành những dấu son trong lịch sử country-rock.

Có nguồn gốc từ countrypolitan (tên gọi khác của Nashville Sound – phong cách Nashville) và soft rock, Country pop chỉ mới xuất hiện từ những năm 1970 trở lại đây.
Mặc dù có một số điểm tương đồng với nhạc country những năm 1940, country pop lại có vẻ giống nhạc Adult Contemporary hơn. Nhạc country pop nhanh chóng đạt được tới đỉnh cao vào những năm đầu 1980 với sự thành công của bộ phim Urban Cowboy. Tuy trong những năm kế, các nghệ sĩ chơi neotraditional country chiếm lĩnh hoàn toàn các đài radio country nhưng các nghệ sĩ country pop vẫn luôn đạt được những thành công riêng.
Cho tới giữa những năm 1990 thì nhạc country pop đã hồi sinh trở lại. Mặc dù vậy, có 1 số album của các nghệ sĩ country pop đã bị giới country tẩy chay vì lai tạp quá nhiều chất pop. Một số nghệ sĩ country pop tiêu biểu là Garth Brooks, John Denver, Faith Hill, Tim McGraw, Kenny Rogers, Shania Twain…
Garth Brooks là một hiện tượng âm nhạc của những năm 1990. Dù là con nhà nòi (mẹ là nghệ sĩ country của hãng đĩa Capitol những năm 50), sự thành công của Brooks vẫn là một điều bất ngờ. Sau chuyến đi sai lầm về thánh địa country Nashville để kiếm một hợp đồng, Garth Brooks quay lại quê nhà Oklahoma và kí hợp đồng cũng với hãng dĩa Capitol.

Image
Garth Brooks

Năm 1989, album đầu tay mang tên anh ra đời đã lập tức đưa Brooks lên đứng đầu các bảng xếp hạng cũng như trong những bài báo chỉ trích. Với video The Dance nói về những người sẵn sàng chết vì điều họ tin tưởng, Garth Brooks đã nhanh chóng chiếm No.1 US.
Nếu album đầu tay mang chất country truyền thống thì album thứ 2, No Fences là một album mang nhiều chất thời sự. Bài hát Friends in Low Places đã trở thành bài hát yêu thích của các đơn vị lính Mỹ trong thời kì chiến tranh vùng Vịnh. Album đã chứa đựng cả 2 phong cách của Garth Brooks, một The Thunder Rolls sâu sắc nhưng gây nhiều tranh cãi hay một Unanswered Prayers rất thâm thúy và pha chút mỉa mai. Đây cũng là một trong những album thành công nhất của Brooks với hơn 20 triệu bản bán ra.
Những album sau của Garth Brooks cũng thành công vang dội với nhiểu thể loại nhạc khác nhau như một chút pop, một chút gospel, một chút country rock, và đặc biệt album Garth Brooks …In The Life Of Chris Gaines đã thể hiện công việc của một thiên tài khi thể hiện thành công ở cả nhiều thể loại xa lạ như rock alternative hay R’n’B.
Nhạc của Garth Brooks được đón nhận ở cả nhiều nước khác như Anh, Ireland, Tây Ban Nha, New Zealand, Úc… Chỉ xét riêng trên khía cạnh thương mại, Garth Brooks là một trong những nghệ sĩ solo thành công nhất với số lượng dĩa bán ra tại thị trường Mỹ đứng thứ 2 chỉ sau huyền thoại Rock’n’roll Elvis Presley.
Faith Hill và Tim Mc Graw có lẽ là cặp vợ chồng nổi tiếng nhất trong giới country pop hiện nay. Số dĩa của 2 vợ chồng này bán được riêng trên thị trường Mỹ là hơn 60 triệu bản, thật là một con số đáng nể.

Image
Vợ chồng Faith Hill - Tim McGraw

Faith Hill bắt đầu sự nghiệp âm nhạc khi cộng tác với Dan Hill, một nhà sản xuất âm nhạc và cũng là chồng trước của cô. Album đầu tay của cô Take me as I am nhanh chóng đạt thành công khi bán được 3 triệu bản. Album thứ 2 được ra đời sau khi Faith Hill giải phẫu dây thanh âm là một thành công khác của Faith Hill trong thể loại country khi bán được 4 triệu bản.
Thời gian này cũng là khi Faith Hill gặp gỡ Tim McGraw khi cùng đi Spontaneous Combustion Tour và sau đó kết hôn trong một câu chuyện tình nhiều lãng mạn. Những album sau của Faith Hill như Faith hay Breathe đều đạt được thành công với số lượng dĩa bán ra, tuy nó đã lai tạp nhiều chất pop hơn. Đỉnh điểm là album Cry đã bị các đài radio country từ chối phát vì mang quá nhiều chất pop.


Sự nghiệp của Faith Hill còn gắn bó với điện ảnh khi 2 ca khúc nhạc film của cô đều thành công. Where are you Chirstmas trong The Grinch được đánh giá là một trong những bài hát Giáng sinh hay nhất, còn bài There You’ll be cũng được xem là một trong những bản tình ca ngọt ngào nhất. Năm 2004 cô còn tham gia bộ phim The Stefford Wifes chung với Nicole Kidman.

Khác với Faith Hill, cuộc đời Tim McGraw có vẻ gập ghềnh hơn. 11 tuổi biết được người mình vẫn gọi là cha ruột lại là cha kế. Anh đậu vào trường Northeast Lousiana nhờ một học bổng có được từ khả năng bóng chày của mình. Trong thời gian này, anh đã học guitar và thường xuyên biểu diễn công cộng để quyên tiền sử dụng. Tới năm 22 tuổi, anh bỏ học và tới Nashville biểu diễn đường phố kiếm sống qua ngày.
Vận may đã mỉm cười với anh khi tài năng của anh cuối cùng đã được phát hiện. Năm 1990, anh kí hợp đồng đầu tay với hãng dĩa Curb. Album đầu tay Tim McGraw không đạt được nhiều sự chú ý của công chúng khi bài hit Welcome to my club cũng chỉ đạt tới thứ hạng 47 trong bảng xếp hạng nhạc country.


Không nản chí, anh tiếp tục dồn hết khả năng và nhiệt huyết vào album thứ 2 Not a moment too soon. Và thành công đã mỉm cười với sự kiên trì của anh. Album ngay lập tức đã trở thành hiện tượng của nhạc country lúc bấy giờ với 2 bài hit Don’t take the girl và Not a moment too soon lần lượt chiếm vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng nhạc country.

Từ đó sự nghiệp Tim McGraw thăng tiến liên tục với việc ra 8 album nữa tính tới thời điểm 2006 và album nào cũng có những bài hit đạt vị trí cao. Tim McGraw khá trung thành với nhạc country truyền thống, tuy nhiên năm 2004 bài hát Over and over trình diễn chung với rapper Nelly - đạt được thành công rực rỡ khi chiếm được No.1 UK - lại là một bản ballad nhẹ nhàng, một phong cách khá xa lạ với những ca khúc bình thường của anh.
Nếu hỏi ai là nghệ sĩ nữ thành công nhất, xin thưa đó chính là Shania Twain. Album Come on over là album bán được nhiều nhất của một ca sĩ nữ và là album bán chạy thứ sáu trong lịch sử âm nhạc.

Image
Người đàn bà đầy quyến rũ Shania Twains

Cô đã tâm sự từng cảm thấy mất phương hướng sau khi ra album đầu tay. May mắn cho cô đã gặp được đúng hãng đĩa phù hợp với mình, hãng đĩa Nashville Fan Fair. Sự kết hợp hoàn hảo này đã đem lại thành công rực rỡ cho Shania Twain. Album thứ 2 The Woman in me đã đoạt ngay giải Grammy cho album nhạc country ngay năm ấy. 2 album Up và Greatest Hits của cô cũng đạt được không ít thành công.
Mang trong mình dòng máu Ấn Độ, âm nhạc của Shania cũng mang không ít những âm thanh quyến rũ của Ấn Độ, và cô sẵn sàng thay thế toàn bộ phần nhạc nền country của mình bằng world music. Việc làm đó khiến không ít fan ruột của country điên tiết lên nhưng lại được đông đảo khán già đón nhận. Dù sao đi nữa, người ta cũng không thể nào phủ nhận được sự hấp dẫn của nữ ca sĩ này.
Ngoài ra, từ năm 2003, một số nghệ sĩ pop-rock như Sheryl Crow, Los Lonely Boys, MercyMe, KidRock cũng có những singles xếp hạng cao trong bảng xếp hạng nhạc country. Một số nghệ sĩ thuần pop như Elton John, Ucnle Kracker, Bret Michaels… cũng đạt được thành công khi hợp tác với các nghệ sĩ country. Điều này đã dấy lên những cuộc tranh cãi bất tận về bản chất thực sự của country.

Giữa xu hướng nhạc country đang ít nhiều bị pha tạp, một bộ phận nghệ sĩ đã cố gắng tìm lại những giá trị thật sự của nhạc country, và neotraditional country ra đời từ đó.
Neotraditional là viết trại đi của “New traditional”, dùng để chỉ một lứa nghệ sĩ mới nhưng chơi lại nhạc country theo phong cách cũ. Nhạc neotraditional chú trọng vào phần giai điệu, và đôi khi cả thời trang của những thập niên 40, 50, 60.
Đó là sự quay trở lại thời kì âm nhạc mà sự hoàn hảo trong âm nhạc vẫn quan trọng hơn phong cách trình diễn, ăn mặc. Đối với các nghệ sĩ đi theo phong cách neotraditional, Ernest Tubb, Hank William hay Kitty Wells là những thần tượng hoàn hảo nhất để học hỏi.
Ricky Skaggs là một nghệ sĩ đa tài của nhạc country. Ricky Skagg có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau như mandolin, fiddle, guitar và cả vài loại nhạc cụ hơi. Ngoài ra Ricky Skagg còn có khả năng hòa âm phối khí khá tốt và đã tự tay thực hiện phần hòa âm cho một số album của mình. Năm 2000, Skagg còn biểu diễn chung với rock band huyền thoại Phish để chứng minh khả năng đa dạng và tài hoa của mình.

Image
Ricky Skagg

Ông chơi chủ yếu theo thể loại bluegrass và những bản country truyền thống. Trong sự nghiệp của mình, Ricky Skagg đã đoạt được 4 giải Grammy và 8 giải của hiệp hội âm nhạc country. Điều đó như một phần thưởng xứng đáng cho con đường âm nhạc của ông, “một người vừa kế thừa những di sản nhạc xưa vừa là người tiên phong cho một thể loại mới”
Randy Travis là một trong những người có ảnh hưởng nhầt đối với nhạc neotraditional country. Tuy nhiên ông có cuộc sống cá nhân khá phức tạp. Thường xuyên cãi nhau với cha vì bị bắt học guitar để biểu diễn kiếm tiền từ khi mới 8 tuổi, bị đuổi khỏi cấp 3. Ông bị bắt ngay khi còn ở tuổi vị thành niên vì nhiều tội án như trộm xe và trộm vặt. Cha Randy đành đưa hai người con trai là Randy và Ricky tham gia một cuộc thi country như một hy vọng đổi đời.
Trong thời gian cuộc thi diễn ra, cảnh sát đã phát hiện ra những vụ mà Randy và Ricky đã tham gia. Ricky bị bắt, còn Randy may mắn thoát vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, và Randy đã chiến thắng. Sự nghiệp của Randy Travis bắt đầu từ đó.
Sau single đầu tay She’s my woman đầu tay không thành công, Randy Travis chuyển tới Nashville với 2 bàn tay trắng và một khát vọng lớn lao. Năm 1982, Travis kí hợp đồng với hãng dĩa Warner. Album đầu tay Storms of life đã bán được 4 triệu bản với 1 chuỗi hit. Ca khúc Forever and ever, amen được cho là mở đầu cho kỉ nguyên new country, đưa nhạc country lúc bấy giờ tới những người yêu nhạc country truyền thống.

Image
Randy Travis

Năm 1988, Randy Travis nhận được giải Grammy cho giọng ca nam hát nhạc country hay nhất. Cũng như các nghệ sĩ country hiện đại, Randy Travis cũng tham gia một số bộ phim và series phim truyền hình và đạt được sự thu hút nhất định. Tính tới nay, Travis đã tung ra được 20 albums trong 21 năm, và những album sau này còn mang một chút âm hưởng gospel, một điều thường thấy khi các nghệ sĩ đã có tuổi.
George Strait, sinh năm 1952 là ca sĩ country Mỹ, thường được biết đến với biệt danh “ông vua của country”. Ông là người đang giữ kỉ lục về số lượng hit xếp nhất bảng xếp hạng tính chung ở mọi thể loại nhạc: 51 hits, một con số dễ nể. Chàng ca sĩ Texas này được hàng triệu người ngưỡng mộ với những bản country chính thống miền Tây vô cùng mượt mà.
Mặc dù bắt đầu chơi nhạc trong một rock band thời phổ thông, Strait lại nhanh chóng chuyển sang xu hướng country. Ông tự nhận Hank William và Bob Wills là những người có ảnh hưởng tới âm nhạc của ông lúc bắt đầu. Ông vào lính và tham gia band nhạc “Rambling Country”. Khi xuất ngũ, ông tiếp tục tham gia band nhạc “Ace in the Hole” chơi theo thể loại honky tonk chơi chủ yếu trong nội tiểu bang Texas.
Không đạt được nhiều thành công, George thử sức với vai trò solo. Bài Unwound trong album Strait to the heart trở thành hit đầu tiên của George và mở đầu cho chuỗi hit sau này như chúng ta đã biết. Tính tới nay, George đã có 34 albums, 51 no.1 hits, tham gia 4 bộ phim. Thật là một sự nghiệp nghệ thuật khổng lồ đáng để cho tất cả mọi nghệ sĩ mơ ước.



Alan Jackson cũng là một đại diên ưu tú khác của neotraditional country. Tuy album đầu tay Here in the real world và album thứ hai Don’t rock the Jukebox đều đạt được những thành công nhất định nhưng phải tới album A Lot About Livin' (And a Little 'Bout Love) thì Alan Jackson mới bùng nổ thật sự với 5 singles xếp đầu bảng xếp hạng.
Alan Jackson cũng đã có bài Gone Country để chế giễu những người chạy theo nhạc country như một thứ mode. Tên tuổi của Alan Jackson càng nổi hơn với bài hát viết cho sự kiện ngày 11-9, Where were you (When the world stopped turning) với 5 tuần liên tục xếp hạng nhất bảng xếp hạng country và đoạt luôn Grammy cho bài hát country hay nhất năm 2002.
Sắp tới, Alan Jackson sẽ phát hành album solo thứ 15 mang tên Good Time, trong đó toàn bộ các ca khúc đều do Alan sáng tác.


Lịch sử country không chỉ ghi tên những thể loại “trong sáng”, có một thể loại thoạt nghe tên có vẻ quái đản nhưng cũng chiếm được một vị trí trong lịch sử nhạc country, đó chính là deathcountry.
Có người đã ví rằng deathcountry là một quả hư trên cây táo trĩu tốt country. Thừa hưởng được từ người mẹ country những âm thanh truyền thống như tiếng guitar, guitar dây thép, fiddle, banjo…nhưng deathcountry lại có sự nổi loạn do người cha rock để lại qua nội dung các bài hát khi chủ yếu nói về những bất công xã hội, những cuộc nổi loạn và cuộc sống ngoài vòng pháp luật, bệnh hoạn và chết chóc…
Vì có quá nhiều gai góc như vậy, mãi tới cuối những năm 1990 deathcountry mới có chỗ đứng trong làng âm nhạc thế giới với các nghệ sĩ như Hank Ray – “cha đẻ của nhạc deathcountry”, CoffinShakers, Undead Undead Syncopators, Those Poor Bastards, Zeno Tornado, Elliot Brood…Ngoài ra còn một số nghệ sĩ khác cũng bị ảnh hưởng deathcountry sâu sắc như Hank Williams III hay Johny Cash trong album American Recordings.

Image
Hank Ray

Ngày nay, trong khi các nghệ sỹ cựu trào như Johnny Cash, Willie Nelson, Kenny Rogers vẫn tiếp tục sáng tác và biểu diễn với niềm đam mê, những nghệ sỹ đương đại như Garth Brooks, Reba McEntire, Alan Jackson, Alison Krauss, Brooks&Dunn, Toby Keith, TimMcGraw, Kenny Chesney… hay những nghệ sỹ trẻ như Brad Paisley, Kenny Chesney, Dixie Chicks… đã đóng góp giọng hát và phong cách đa dạng của mình để tiếp tục khẳng định vai trò của nhạc country trong âm nhạc đương đại. Giờ đây, họ không chỉ hát về tình yêu, những người hàng xóm hay nỗi nhớ nhà mà về nhiều đề tài mang tính xây dựng như nạn khủng bố, nghiện ngập, về bạo lực gia đình, về những thảm hoạ môi trường…
Nhạc country được chơi theo nhiều thể loại, ở những tụ điểm ồn ào nhất hoặc tại những nơi yên tĩnh nhất, qua tiếng gào thét của nhạc cụ điện tử hoặc âm rung của những nhạc cụ acoustic. Nghệ sỹ hát nhạc country có thể những siêu sao, những ngôi sao mới nổi, hoặc cả những nghệ sĩ không có ý định trở thành ngôi sao.

Image
Dixie Chicks


Nhạc country thay đổi hàng ngày, những nó luôn duy trì những giá trị truyền thống không thể thay đổi, đó là sự giản dị và gắn liền với đời sống của con người, mà vẫn đậm chất thơ và giàu hình ảnh. Những nghệ sỹ nhạc country tài năng chỉ là những người kể chuyện, còn chính nhạc country mới được nhiều người biết đến với những lời ca và điệu nhạc đầy chất tự sự trong sáng.
Có lẽ chính vì lẽ đó mà trong một cuộc thăm dò của Yahoo với cộng đồng dân mạng, nhạc country vẫn là thể loại nhạc được mọi người ưa chuộng nhất, hơn cả các thể loại đang làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng như pop và rock.
Dường như mỗi người khi nghe country đều thấy rung động sâu sắc khi thấy chính mình ở trong những bài hát - những câu chuyện kể của người nghệ sỹ. Nói như Willie Nelson, nhạc country chính là nơi để “con người kể về câu chuyện cuộc đời mình”.




7. JAZZ

Jazz là một thể loại nhạc có nguồn từ Hoa Kỳ. Dòng nhạc Jazz là sự pha trộn của nhạc blues và hòa âm trong nhạc cổ điển, sự trộn lẫn phức tạp trong tiết tấu của âm nhạc châu Phi và giai điệu theo lối hát ứng tác trong âm nhạc của người Ấn Độ. Những đặc điểm này được nhận thấy trong kiểu cách chơi nhạc Jazz của những nghệ sĩ người Mỹ. Dòng nhạc Jazz đã phát triển từ loại nhạc vui nhộn và nhạc blues trong thời gian đầu của thế kỷ 20, và tiếp tục phát triển với những huyền thoại như: Duke Ellington, Miles Davis, Herbie Hancock..., và phát triển lớn mạnh cùng với các thể loại nhạc khác như nhạc cổ điển, nhạc Rock, hip-hop... Các nghệ sĩ và ban nhạc nổi tiếng: Louis Armstrong, Miles Davis, John Coltrane... __ Trong suốt những năm đầu tiên phát triển của đất nước Mỹ, chế độ sở hữu nô lệ được coi là một chuẩn mực. Nô lệ bị ép buộc đến từ châu Phi phải làm việc vất vả trong các đồn điền của người Mỹ. Những nhạc công và những tài năng âm nhạc trong số đó đã học được rất nhanh nền âm nhạc vốn có sẵn của phương Tây, cùng lúc đó, âm nhạc phương Tây cũng đã có không ít bài học về âm nhạc Phi châu. Nền văn hoá sơ khai của châu Phi coi trọng âm nhạc hơn phương Tây rất nhiều. Âm nhạc là một khía cạnh quan trọng trong những hoạt động hàng ngày của thổ dân châu Phi. Thổ dân châu Phi rất coi trọng các hoạt động theo nhịp điệu khá phức tạp và tiến bộ dựa trên một ca từ và giai điệu đơn giản. Những nét nhịp điệu này đã gắn liền với nô lệ châu Phi trong suốt thời gian họ bị bắt ép làm nô lệ ở Mỹ. Hơn nữa, một số những người Mỹ da đen mới cũng thể hiện mình thông qua nét âm nhạc truyền thống của họ. Vì cách xa quê hương nên âm nhạc truyền thống một phần cũng không thể thể hiện chính xác được vì rất nhiều lý do, ví dụ như không được sử dụng các nhạc cụ châu Phi truyền thống. Có thể hiểu như một ban nhạc rock của các nghệ sỹ châu Phi khi biểu diễn ở Mỹ không được sử dụng bất cứ một cây guitar điện, một dàn trống… Tuy vậy, ban nhạc này vẫn đủ nội lực để có thể sử dụng các nhạc cụ có sẵn tạo ra âm nhạc của mình và điều này là chính xác đối với các nô lệ da đen ở Mỹ. Bên cạnh việc tìm các nhạc cụ mới, các nhạc sỹ châu Phi cũng đã mở rộng mình để tìm hiểu âm nhạc của phương Tây. Sự mở rộng này là khởi nguồn nảy mầm của nhạc jazz. Những ca từ, giai điệu, nhịp điệu, và cả văn hoá Tây phương không ít thì nhiều cũng đã dần thấm vào những người da đen. Tất nhiên, các nhạc sỹ da trắng cũng đã bị ảnh hưởng nhiều khi nghe nhạc của người da đen. Thời gian trôi qua, và sự trao đổi âm nhạc này đã tạo ra Jazz. Một số các nghệ sỹ đã nổi lên vào thời điểm này như Don Redman (saxophone), Bix Beiderbecke (trumpet), Fletcher Henderson (band leader), Jelly Roll Morton (piano/composer), và Kid Ory (trombone/composer). Một nghệ sỹ đã trở nên chín chắn và được mọi người thán phục vào thời kỳ này là Louis “Satchmo” Armstrong (trumpet). Armstrong đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nhạc Jazz, vì vậy nhiều người gọi ông là “cha đẻ” của Jazz. Muốn thêm thông tin thì có thể vào trang web http://louis-armstrong.net Vào thời của Armstrong, các nhạc sỹ gọi ông là “Pops” như là dấu hiệu của sự kính trọng. Armstrong là nghệ sỹ solo lớn đầu tiên trong lịch sử nhạc Jazz và những nốt nhạc phiêu du của ông đánh dấu một bước ngoặt trong Jazz với việc xuất hiện những khúc solo ngẫu hứng mà trước đây là của một nhóm nhạc sỹ. Satchmo cũng là người đầu tiên đã định lại nhịp điệu của Jazz bằng cách bỏ tính cứng nhắc trong Ragtime, áp dụng nhịp 8 nốt du dương, và làm cho người nghe cảm tưởng những nốt nhạc của ông luôn đi sau nhịp của bản nhạc. Tất cả những thay đổi này khiến người nghe có cảm giác thư giãn và được gọi về sau là Jazz swing. Armstrong mang đến một cách nghĩ mới, âm nhạc của ông được dựa trên một cấu trúc chặt chẽ và không phải chỉ là một nét tô điểm thêm cho bản nhạc mà trái lại là một giai điệu riêng dựa trên các hợp âm đã có sẵn(khái niệm âm nhạc này vẫn còn được áp dụng cho các khúc ngẫu hứng hiện nay). Bên cạnh tiếng trumpet đầy cảm xúc của mình, Armstrong có một cách hát ảnh hưởng rất nhiều đến các ca sỹ hát Jazz. Ông đã phổ biến một lối hát Jazz không thành lời (scat). Trong lối hát này, các ca sỹ hát ngẫu hứng các âm tiết thay cho các từ.



8. BLUES

Cùng với nhạc Jazz, nhạc Blues có nguồn gốc từ những bài ca lao động, tôn giáo và dân ca của người Mỹ da đen được người Mỹ da đen khởi xướng vào đầu thế kỷ 20. Nhạc Blues thường buồn, vì thế nên có tên Blues (buồn) Nhạc Jazz thường được biểu diễn bằng kèn, giai điệu réo rắt.

Khởi nguồn của Blues không đơn giản một cách chắc chắn như là đã được khắc lên đá. Trong một vài năm, đã có rất nhiều chuẩn mực về giai điệu, cách hoà âm được thiết lập, và những chuẩn mực này đã và vẫn đang được biểu diễn rộng rãi. Blues có thể rất buồn, hạnh phúc, chậm, nhanh, không lời, ca khúc… và thậm chí là bất cứ nét nhạc nào do các nghệ sỹ viết ra.

Lịch sử của các giọng hát nhạc blues được chia thành hai nửa. Mỗi nửa thể hiện một giai đoạn khác nhau. Nửa đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ XIX đến những năm 1930. Nửa này ghi nhận hai phong cách hát blues riêng biệt. Phong cách thứ nhất có thể được coi là country hoặc rural-blues trong khi đó phong cách còn lại được gắn mác city hoặc urban-blues ().

Nhạc blues đồng quê được hát bởi những người đàn ông với nhạc cụ và phần nhạc đệm đơn giản. Những ca sỹ hát nhạc blues thời đó thường chỉ có cây guitar là nhạc cụ duy nhất để đệm cho mình. Ca từ cũng rất đơn giản và âm nhạc thật sự rất mộc mạc và không hề được gọt dũa. Một số ca sỹ nam nổi tiếng được ghi vào sử sách có thể kể tới là Lightnin' Hopkins, Huddie Ledbetter, Big Bill Broonzy, và Blind Lemon Jefferson.

Nhạc blues thành phố bao gồm cả giọng ca của các ca sỹ nam và nữ. Âm nhạc ở đây tao nhã và tinh tế hơn nhạc blues đồng quê. Thay bởi phần nhạc nền đơn giản, những ca sỹ nhạc đồng quê thành phố còn có thể sử dụng một nhóm khiêu vũ nhỏ phụ hoạ. Bessie Smith, Ma Rainey, và Chippie Hill là những ca sỹ nổi tiếng nhất ở phong cách này.

Sau năm 1930, phong cách nhạc blues bắt đầu thay đổi. Đi theo sự phát triển của các giọng ca blues, sự phát triển trình độ của một số các nhạc công cũng tăng lên đáng kể. Vào lúc này, những nghệ sỹ nhạc blues lớn có thể sử dụng nhạc cụ tốt như là giọng hát của họ. Vào thời gian khởi đầu, các nhạc công thường bắt chước phong cách của các ca sỹ nhưng đến thời điểm này một số ca sỹ cũng đã phải sao chép phong cách của các nhạc công lớn. Một số các nghệ sỹ chính trong thời kỳ này có thể kể đến như Joe Turner (có ảnh hưởng lớn tới Rock ‘n’ Roll sau này) , BIG JOE TURNER'S MEMPHIS BLUES CARAVAN (CD Track List) No Response Your Time To Pay One Eye Open JJ's Jam Blood On Your Hands You're Mine Part Time Lover 5a.m. Crash Bad Luck Joe Williams, và Jimmy Rushing (Both Williams và Rushing đều hát trong ban nhạc nổi tiếng Count Basie). Các nhạc sỹ có thể vừa hát vùa đệm đàn nổi tiếng có thể kể tới Louis “Satchmo” Armstrong, B.B.King, Ray Charles. Blues được sử dụng nhiều trong tất cả các loại nhạc phổ thông. "Rock Around the Clock" bởi Bill Haley và the Comets (l954); "409" bởi the Beachboys (l961); "Reeling and Rockin" bởi Chuck Berry (late l950s); "In the Mood" thực hiện bởi Glenn Miller (l941); "Hound Dog" bởi Elvis Presley (l957); "Can't Buy Me Love" bởi the Beatles (l965).



9. LATIN

Nhạc Mỹ Latin hay còn gọi là nhạc Latin, bao gồm nhạc của rất nhiều nứơc và đến từ nhiều cách khác nhau nhưng nói chung nó là hỗn hợp của 3 nền văn hóa Indigenous, Spanish-European African.

Trước khi những người TBN đến Mỹ Latin thì những người bản xứ đã sử dụng những công cụ có sẵn để tạo nên những bản độc/hòa tấu như xương hay vỏ sò. Sau đó thì người TBN và BĐN đã mang đến đàn guitar và một số nhạc cụ khác cho người bản xứ xuyên suốt các nước Mỹ Latin. Chính điều này đã khai sinh ra một lọat các nhạc cụ mà khác về hình dáng, vật liệu, tiết tấu....Sau đó thì những người Châu Phi được đưa đến Mỹ Latin để làm nô .Một số thể lọai đặc trưng của nhạc Latin Tango, Son, Salsa, Samba, Bossanova và Tropicalia




10. CLASSICAL

(romantic)Thế kỷ 19 chứng kiến sự phát triển của nhiều phong cách âm nhạc khác nhau, vì thế rất khó diễn tả về phong cách nhạc Lãng mạn. Nhưng trong cả một giai đoạn nghiên cứu, một số yếu tố chắc chắn vẫn được đề cập Chắc chúng ta ai cũng đã từng nghe Romance - những khúc nhạc đằm thắm thấm sâu vào lòng người làm rung động hàng triệu con tim. Có nhiều người thường hiểu Romance là tình ca nhưng không hẳn như vậy, tình ca chỉ là một khía cạnh trong nghệ thuật Romance vô cùng phong phú và đa dạng. Romance - đôi khi còn mang tên gọi "Ca khúc nghệ thuật" là một thể loại âm nhạc hòa tấu thính phòng dành cho giọng ca và bè đệm đàn. Thuật ngữ này xuất hiện ở Tây Ban Nha thoạt đầu mang ý nghĩa "Bài hát thế tục" được sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha để phân biệt với các ca khúc Tôn giáo bằng tiếng Latinh. Dần dần, ngôn từ Romance được phổ biến, phát triển rộng rãi ra ngoài biên giới Tây Ban Nha và trở thành tên gọi cho một thể loại thơ ca trữ tình và một thể loại âm nhạc dành cho giọng ca. Trong âm nhạc Pháp thế kỷ 18, Romance đồng nghĩa với "Chanson" - đơn giản là một bài hát không cần bè đệm đàn. Thời gian sau đó, ngôn từ này được hiểu đồng nghĩa với "giai điệu" và chỉ đến đầu thế kỷ 19, Romance mới được khẳng định như thể loại ca khúc nghệ thuật hàn lâm, nhất thiết phải có phần đệm. Tính chất âm nhạc của Romance vô cùng phong phú, xen kẽ cùng với những bản nhạc trữ tình đặc trưng cho thể loại âm nhạc này là những bản nhạc mang tính chất vui nhộn, chất anh hùng ca ... ở Romance, các đường giai điệu thường tinh tế, tỷ mỉ hơn ở các tác phẩm này thường được sáng tác dựa trên thơ ca. Âm nhạc không chỉ biểu hiện tính chất chung của đoạn thơ hay cấu trúc của khổ thơ mà còn phải biểu hiện rõ hình ảnh, đường nét phát triển của nhịp điệu, ngữ điệu. Trong Romance, bè đệm đóng vai trò biểu cảm vô cùng quan trọng như một nhân tố cấu thành bình đẳng trong hòa tấu thính phòng chứ không đơn thuần chỉ là bè phụ họa cho giọng ca. Từ đây đã sinh ra một số thể loại có gốc Romance như ballade, elegie, barcarolla, Romance theo các nhịp của vũ điệu như Menuete ... Romance như thể loại tổng hợp giữa thơ ca và âm nhạc đã trải qua quá trình phát triển đa dạng và phong phú bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 18, trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức - Agrikola, E.Bach và trường phái Pháp - Méhul, Berton, Dalayrac. Sang thế kỷ 19, trong sáng tạo nghệ thuật của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc lãng mạn, Romance trở thành một trong những thể loại hàng đầu biểu hiện một cách đặc sắc những trào lưu của thời đại - đó là xu thế hướng nội nhằm biểu hiện những chiều sâu tinh tế nhất của tâm hồn con người đồng thời kết hợp và phát huy những tinh hoa quý báu nhất của dân ca. Từ đây, giá trị nghệ thuật của Romance không ngừng được nâng cao đặc biệt trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức - áo: Schubert, Schuman Bramhs, Wolf, trường phái Pháp: Berlioz, Gounod, Bizet, Massenet và trường phái Nga: Glinka, Tchaikovsky, Rachmaninov. Cùng với các tác phẩm Romance kinh điển mẫu mực mang nội dung trữ tình, nửa sau thế kỷ 19 đã xuất hiện các bản Romance mang tính chất dân dã dành cho ca hát đại chúng có phong cách gần gũi với ca khúc thường nhật. Hai khía cạnh này của Romance không tách biệt và đôi khi được kết hợp nhuần nhuyễn trong sáng tạo của các nhạc sĩ như Alyabev, Varlamov mà vẫn không mất đi ý nghĩa nghệ thuật cao của loại hình này. Điều đáng chú ý là lịch sử phát triển Romance liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển thơ ca. Cụ thể là các bản tình ca bất hủ của Schuman với Heine, Glinka với Puskin và Tchaikovsky với Tolstoi. Trong sự phát triển của nghệ thật Romance thế kỷ 19, các nhạc sĩ đặc biệt chú trọng đến tính chất hát nói. Các bản Romance của Tchaikovsky và Rachmaninov đôi khi gần gũi với thể loại Aria trong Opera với sự phát triển kịch tính giao hưởng mang quy mô lớn. Một hướng đi khác của thể loại này ở chỗ, các nhạc sĩ thường tập hợp các bản Romance thành tổ khúc thanh nhạc lớn, trong đó bao hàm các ý tưởng và chủ đề âm nhạc vô cùng đa dạng thường mang tính chất tương phản rõ rệt - những điều khó có thể đạt được nếu chỉ sáng tác trong phạm vi một bản Romance. Từ đây đã hình thành nên thể loại. Tổ khúc thanh nhạc gắn liền với tên tuổi những nhạc sĩ tiên phong - Beethoven (Đến với người yêu dấu phương xa 1816), Schubert (Cô thợ xay xinh đẹp 1923. con đường mùa đông 1827) và nhiều nhạc sĩ khác. Sang thế kỷ 20, ngay từ những thập kỷ đầu tiên, nghệ thuật Romance đã tạo nên bức tranh phát triển phức tạp. Song song với việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của thế kỷ 19, các nhạc sĩ luôn cố gắng tìm tòi những phương thức sáng tạo mới. Mỗi tác phẩm là một cách xử lý riêng biệt không lặp lại trong sự kết hợp giữa âm nhạc và thơ ca. Từ đây hình thành nên loại hình mới của Romance có tên gọi "thơ với âm nhạc" đặc biệt rõ nét trong sáng tạo của Debussy (năm bài thơ của Baudelaire) và prokofiev (Năm bài thơ của Achmatov). Dựa trên thẩm mỹ âm nhạc mới, các nhạc sĩ cố gắng để cho Romance gần gũi đến mức tối đa với ngữ điệu tự nhiên của ngôn ngữ. Chính vì vậy nên họ thường tìm đến các thể thơ tự do, thậm chí cả văn xuôi (những bài ca Bilitis của Debussy, Con vịt xấu xí của Prokofiev). Nhưng có lẽ bước đột phá táo bạo nhất theo phong cách hát nói phải kể đến tổ khúc Pierrot Lunaire Lunaire của Schonberg được sáng tác vào năm 1912. Mặt khác, nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đặc biệt đề cao vai trò của bè đệm. Bè piano chưa bao giờ mang tính chất độc lập với hình tượng sắc nét như trong các tác phẩm của Debussy và Rachmaninov, chính vì vậy nên các tác phẩm kiển này còn mang tên gọi Ramance - Prelude. Một khía cạnh quan trọng khác, đó là Romance mang ảnh hưởng của dân ca như trong các tác phẩm của Stavinsky, Ravel và De Falla. Mặc dù nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đạt được nhiều nhiều thành tựu mới nhưng cũng không biện hộ được cho một số khía cạnh làm mất đi tính chất đại chúng vốn đặc trưng cho thể loại này. Từ giữa thế kỷ 19, Romance đã được mở rộng thành phần biểu diễn đánh dấu sự ra đời của các tổ khúc Romance cho vài giọng ca hoặc cho một giọng ca với bè đệm gồm nhiều loại nhạc cụ. Điều này làm cho tổ khúc thanh nhạc gần gũi với Kantate và các tác phẩm giao hưởng hợp xướng. Tổ khúc kiểu mới này đã trở thành tinh hoa âm nhạc thế kỷ 20 trong sự nghiệp sáng tạo của Bulez, Britten, Prokofiev, Schostakovich, Sviridov và nhiều nhạc sĩ khác. Trong âm nhạc hàn lâm của nước ta hiện nay, thể loại Romance - ca khúc nghệ thuật ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều thế hệ nhạc sĩ. Một số ca khúc nghệ thuật có giá trị đã chiếm các vị trí xứng đáng trong Giải thưởng âm nhạc 1998 vừa qua của Hội Nhạc sĩ VN. Hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có nhiều ca khúc nghệ thuật hay phản ánh đặc sắc đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.




11. ALTERNATIVE

Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều khái niệm về alternative trong âm nhạc. Không có một định nghĩa rõ ràng cho alternative, nó ám chỉ thứ âm nhạc hậu-punk xuất hiện sau sự lụi tàn của new wave vào khoảng những năm 1983-1984, chính thức được coi là dòng chảy chính vào khoảng năm 1995 và tiếp tục phát triển với vô vàn những nhánh khác nhau cho tới tận ngày nay. Điều đáng chú ý nhất ở alternative là cách nó đã thực hiện để cải biến lại lịch sử của rock 'n' roll, hợp nhất các "dòng suối" vào một "dòng sông" lớn.

Alternative có gốc rễ từ punk, new wave và hardcore, nó cũng gợi nhắc cả đến những dòng nhánh khác đặc biệt là pop từ những năm 1960 và heavy metal. Nhưng thứ văn hoá bao trùm trên tất cả của alternative được nảy sinh từ những vận động của punk. Gốc rễ của alternative bắt đầu từ cuối những năm 1960 với những ban như The Velvet Underground, Iggy & the Stooges, MC5, The Silver Apples... Những ban nhạc này "nấu chảy" nghệ thuật, nung nóng sự say mê cùng với những lý tưởng chống đối bằng những yếu tố của rock 'n' roll. Các xu hướng này tiếp tục được phát triển trong những năm 70 với David Bowie, T-Rex, Can, Kraftwerk, Television và the New York Dolls... Tất cả những nhóm này đều có những ảnh hưởng lớn tới sự hình thành của punk rock vào khoảng 1976 - 1977.

Punk rock có ảnh hưởng lớn tới âm nhạc alternative bởi ý tưởng "tự tay làm tất cả". Nói một cách khác nó tách âm nhạc khỏi ý tưởng của các ban nhóm "khủng long" với thứ rock sử thi hoành tráng, nó trao sáng tạo nghệ thuật vào tay những con người chỉ cần có niềm đam mê mà dám làm những gì chưa từng có trong lịch sử âm nhạc cho dù rằng họ không phải là những tay phù thuỷ tài ba trên những cây đàn guitar. Vào những năm 1980, punk rock nhường đường cho new wave...

Alternative rock được miêu tả dễ hình dung nhất với hình ảnh một cái cây mà càng ngày những nhánh cành của nó càng nhiều hơn. Bản chất của alternative là một dòng chảy ngầm với vô vàn những bất ngờ tiềm tàng, ngay cả đến bây giờ alternative cũng chia ra vô cùng nhiều bè phái. Có những nghệ sỹ cho đến giờ vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu ban đầu của alternative, họ chỉ hoạt động với những hãng đĩa độc lập nhỏ bé với lượng thính giả vừa đủ (Indie rock). Bên cạnh những dòng nhánh đang phát triển mạnh mẽ cũng luôn tồn tại những dòng nhánh khác đang âm ỉ chờ ngày bùng phát. Hãy lắng nghe alternative và đón chờ những bất ngờ trong lịch sử nhạc rock..






AS LONG AS YOU LOVE ME (Backstreet Boys)



Although loneliness has always been a friend of mine
I'm leavin' my life in your hands
People say I'm crazy and that I am blind
Risking it all in a glance
And how you got me blind is still a mystery
I can't get you out of my head
Don't care what is written in your history
As long as you're here with me

I don't care who you are
Where you're from
What you did
As long as you love me
Who you are
Where you're from
Don't care what you did
As long as you love me

Every little thing that you have said and done
Feels like it's deep within me
Doesn't really matter if you're on the run
It seems like we're meant to be

I don't care who you are (who you are)
Where you're from (where you're from)
What you did
As long as you love me (I don't know)
Who you are (who you are)
Where you're from (where you're from)
Don't care what you did
As long as you love me (yeah)

I've tried to hide it so that no one knows
But I guess it shows
When you look into my eyes
What you did and where you're comin from
I don't care, as long as you love me, baby

I don't care who you are (who you are)
Where you're from (where you're from)
What you did
As long as you love me (as long as you love me)
Who you are (who you are)
Where you're from (where you're from)
Don't care what you did (yeah)
As long as you love me (as long as you love me)
Who you are (who you are)
Where you're from
What you did
As long as you love me
Who you are (who you are)
Where you're from (where you're from)
As long as you love me
Who you are
As long as you love me
What you did (I don't care)
As long as you love me



MIỄN LÀ EM YÊU ANH

Dẫu cho bao ngày qua, anh luôn sống trong nỗi cô đơn
Anh trao cả cuộc sống của mình vào tay em
Ai cũng nói anh điên rồ và mù quáng rồi
Nhiều lúc anh liều lĩnh nhìn lén em
Vì sao em làm anh trở nên như vậy, đó còn là 1 điều bí ẩn
Anh không thể nào thôi nhớ đến em
Không cần biết những gì xảy ra trong quá khứ của em
Miễn là em luôn bên anh

Anh chẳng cần biết em là ai
Từ đâu đến
chẳng cần rõ em từng làm gì
Miễn là em yêu anh
và,dù em có là ai,
từ bất cứ nơi nào,
ngay cả những việc em từng làm
thì tất cả đều ko quan trọng
Miễn em yêu anh là đủ rồi.

Những việc nhỏ nhặt mà em đã nói và làm
Luôn được giữ tận sâu trong đáy lòng này
Chẳng là sao cả, nếu em đang định ra đi
Anh luôn cảm thấy dường như là chúng ta là của nhau

Anh chẳng cần biết em là ai
Từ đâu đến
chẳng cần rõ em từng làm gì
Miễn là em yêu anh
và,dù em có là ai,
từ bất cứ nơi nào,
ngay cả những việc em từng làm
thì tất cả đều ko quan trọng
Miễn em yêu anh là đủ rồi.



Anh phải che dấu điều đó để chẳng ai biết cả
Nhưng anh biết rằng nó sẽ được tỏ rõ
Khi em nhìn vào mắt anh
EM đã từng làm gì,
Đến từ đâu
Anh ko cần biết điều đó
Chỉ cần có em thôi, em yêu
Miễn em yêu anh là quá đủ rồi.

BOULEVARD (Dan Byrd)



I don’t know why, You said goodbye
Just let me know you didn’t go forever my love
Please tell me why, You make me cry
I beg you please on my knees if that's what you want me to

Chorus:
Never knew that it would go so far
When you left me on that boulevard
Come again you would release my pain
And we could be lovers again

Just one more chance, Another dance
And let me feel it isn’t real that I’ve been losing you
The sun will rise, Within your eyes
Come back to me and we will be happy together

Chorus

Maybe today, I’ll make you stay
A little while just for a smile and love together
For I will show, A place I know
In Tokyo where we could be happy forever

Chorus

Chorus



ĐẠI LỘ

Tôi không biết tại sao em lại nói chia tay
Hãy cho tôi biết em đã không đi trọn cuộc tình với tôi
Hãy nói cho tôi biết vì sao tôi khóc vì em
Tôi sẽ làm bất cứ điều gì em muốn, kể cả việc quỳ xuống trước em

ĐK :
Tôi không bao giờ biết được rằng mọi chuyện lại đi xa như thế
Khi mà em bỏ tôi trên đại lộ ấy
Hãy đến bên tôi một lần nữa và xoa dịu nỗi đau của em
Và chúng ta sẽ lại bên nhau em nhé...

Chỉ một lần nưã thôi, một điệu nhảy khác
Và để tôi cảm thấy rằng mất em chẳng phải là sự thật đâu
Khi ánh mặt trời rực lên trong đôi mắt em
Hãy quay về với tôi và chúng ta sẽ lại hạnh phúc bên nhau
(ĐK)

Có lẽ hôm nay tôi sẽ giữ em lại
Hãy nán lại đôi chút vì một nụ cười và tình yêu của đôi ta.
để tôi chỉ cho em một nơi tôi biết
Ở Tokyo nơi mà chúng ta sẽ hạnh phúc mãi mãi.
(ĐK)
..........................
(ĐK)
...........................